Postingan

Menampilkan postingan dengan label Ca canh - Be thuy sinh

Cá Bút Chì đánh nhau hay yêu nhau?

Gambar
Hai em cá bút chì này ngày thường rất thân thiện với nhau. Không hiểu sao hôm nay lại gây ra đánh nhau như thế này? Đầu tiên 2 em bút chì giao chiến ở bụi thủy cúc, không còn tình  bạn nữa rồi... Cuộc chiến làm nhiều em cá khác tò mò đến xem. Đầu tiên là cá chuột thái đên xem rồi bỏ đi. Kế đến cá hắc quần (cánh buồm đen) cũng đến. Cá bút chì còn gọi là cá hắc bạc sống trong nước ngọt, hiện nay trên thị trường có 2 loại cá bút chì, để phân biệt được cá bút chì thật giả các bạn cần xem xét kỹ các yếu tố sau đây: Cá bút chì thật có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến đuôi nhìn như răng cưa. - Vẩy hình lưới đánh cá. - Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi màu trong suốt - Miệng dẹp thích hợp cho việc mút rêu - Đặc biệt cá bút chì thật không dí cá khác, không cắn mút nhớt cá khác. Cá bút chì hàng giả ( False Siamese Algae Eater - Epalzeorhynchus sp ) - Con này có thể ăn rêu nhưng hơi hung dữ. - Sọc đen dầy đậm sắc nét ở giữa thân. - Trên lưng phía trên sọc đen có màu nâu và vẩy không phải hình l

Cách chăm sóc cá Hắc Kỳ

Gambar
Cá hắc kỳ là một loài cá cảnh nước ngọt có tập tính sống bầy đàn và dễ sinh sản, trứng phân tán trong bể thủy sinh, cá khỏe mạnh phù hợp cho những người mới tập chơi cá cảnh. 1. Giới thiệu thông tin chung cá hắc kỳ - Tên khoa học:Hyphessobrycon megalopterus (Eigenmann, 1915) - Chi tiết phân loại: Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng) Họ: Characidae (họ cá hồng nhung) Tên đồng danh: Megalamphodus megalopterus Eigenmann, 1915 Tên tiếng Anh khác: Phantom tetra Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng năm 2000 và đã sản xuất giống trong nước. - Tên Tiếng Anh:Black phantom tetra - Tên Tiếng Việt:Hắc kỳ - Nguồn cá:Sản xuất nội địa 2. Đặc điểm sinh học cá hắc kỳ - Phân bố:Nam Mỹ: từ Paraguay đến Braxin. - Chiều dài cá (cm):3,6 - Nhiệt độ nước (C):22 – 28 - Độ cứng nước (dH):10 – 22 - Độ pH:6,0 – 7,5 - Tính ăn:Ăn tạp - Hình thức sinh sản:Đẻ trứng - Chi tiết đặc điểm sinh học: Tầng nước ở: Mọi tầng nước. Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, trứng dính trên giá thể cây thủy sinh 3

Thả Lục Bình mới vào bể cá cảnh

Gambar
Sáng nay mới tăng cường thêm cho bể cá cảnh 4 cây lục bình mới. Những cây lục bình này mình nuôi ở hồ cá bảy màu ngoài trời nên không tốn tiền mua. Hiện giờ ở ngoài tiệm cá 1 cây lục bình có khi lên đến 35K. Lục bình có rễ rất dài là nơi trú ẩn và thư giãn lý tưởng cho nhiều loài cá. Cá thần tiên, cá mún, cá bình tích, cá chuột thái, các loài cá chuột nhỏ... thường thích ăn rễ lục bình với các phiêu sinh động vật bám ở đó. Cây lục bình cũng có tác dụng lọc nước, hấp thụ bớt các chất bẩn trong nước giúp cá thêm khỏe. Lục bình thường được trồng nhiều trong ao hồ, trồng trong các bể cá trang trí, trồng tạo cảnh quan cho các hồ sinh thái hay trồng kết hợp với các loài sen, súng trong các tiểu cảnh nước, tiểu cảnh sân vườn… Lục bình còn là nguồn thực phẩm nông dân dùng để nuôi cá, nuôi heo, trâu, bò hay dùng làm thuốc trị các bệnh dân gian… Đây là một loài cây vừa gần gũi, vừa hữu ích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với con người. Chùm ảnh Khánh My áo dài trắng ------------

Khẩn cấp: cá ngoi lên mặt nước để thở

Gambar
Bể cá cảnh nước ngọt nhà mình tuy nhỏ: 60x30x25 (mực nước bể), nhưng nuôi 6 em cá chuột bạch, 6 chuột sóc, 1 chuột thái, 2 chuột cà phê (chuột xám) và 7 em cá chuột gấu trúc (chuột panda). Thường ngày các em cá chuột vẫn thích ngoi lên mặt nước để ăn rong và rễ bèo tấm. Nhưng hôm nay có hiện tượng lạ là liên tục các em cá chuột gấu trúc cứ thay phiên nhau ngoi lên mặt nước thở ra bong bóng khí như các bạn đang thấy trong video. Biết là nước trong bể có vấn đề mình vội kiểm tra và phát hiện: do thương các em cá nên cho ăn hơi nhiều, thức ăn thừa đã phân hủy tạo nhiều khí độc tan vào trong nước nên các em cá bị thiếu oxy. Nếu bể cá của bạn gặp phải trường hợp như trên, cá phải ngoi lên mặt nước để thở đó là do: 1/ thiếu oxy 2/ pH quá cao hoặc quá thấp 3/ ngộp amoniac 4/ cá yếu trong người lờ đờ 5/ đói Tuỳ mỗi trường hợp sẽ có cách xử lí khác nhau nhưng quy tắc chung vẫn là sủi oxy mạnh, cho tetra nhanh vào, thay 30% nước, test pH và đưa pH về 7. Chùm ảnh Áo yếm đào ------------