Postingan

Menampilkan postingan dengan label Binh tho Thanh Trac Nguyen Van

Bình bài thơ Hoa quỳnh nở của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Gambar
Bình thơ: GIAI NHÂN VÀ HOA QUỲNH Hoa quỳnh chỉ nở vào lúc giữa đêm, nhưng đã nửa đêm rồi hoa vẫn không nở. Hoa không dám nở vì thấy hình như vẫn còn thiếu một cái gì đó. Cái thiếu mà hoa quỳnh mơ hồ cảm nhận được chính là một bông hoa xinh đẹp biết nói khác cũng có tên là Quỳnh! Tên của người trùng với tên hoa! Giai nhân Quỳnh chưa về thì hoa quỳnh, tuy có hương sắc nhưng vẫn không sánh bằng, làm sao dám tùy tiện nở một mình! Hoa đành phải chờ, phải đợi thôi! Và đúng như vậy, khi cô gái xinh đẹp tên là Quỳnh về đến nơi thì những ý chính của bài thơ mới bắt đầu hé mở. Nàng Quỳnh xuất hiện lấp lánh hào quang khiến ta cứ ngỡ nàng như một tiên nga: “Em về lấp lánh sương mai" Người ta thường nói người đẹp sẽ đẹp lên rất nhiều mỗi khi nàng cười. Đôi môi của nàng Quỳnh vừa nở một nụ cười (cũng là lúc sắc đẹp của nàng lên đến cực đỉnh) thì cũng là vào thời điểm hoa quỳnh hé nở. Như vậy có đến hai đóa hoa quỳnh! Tựa bài thơ tuy nói hoa quỳnh nở, nhưng thật sự muốn nói đến một nhan sắc khác

Bình bài thơ Tạm biệt Phong Nha của Thanh Trắc Nguyễn Văn

Gambar
ĐỌC TẠM BIỆT PHONG NHA CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN Động Phong Nha là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tôi cũng đã đến Phong Nha được hai lần nhưng đều là ban ngày. Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn tỏ ra rất sắc sảo khi chọn cảnh đêm có trăng để đặc tả cảnh đẹp của động Phong Nha. Đối với tôi đó là điều khá bất ngờ và khá độc đáo! “Quảng Bình có động Phong Nha Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông” Câu thơ rất tự nhiên và cảnh cũng rất đẹp. Trăng xuống ở đây không phải là trăng trên bầu trời rơi xuống mà là chính ánh trăng rọi rơi xuống mặt nước sông và nổi là đà theo sóng. Theo ý bài thơ thì có lẽ tác giả đang ngồi trên thuyền và sắp ra đi “tạm biệt Phong Nha”. Một cảnh chia ly thật nhiều cảm xúc. Cảm xúc như được nhân lên gấp bội theo các câu thơ: “Người đi nổi nhớ, chìm mong Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi” Thuyền đưa người đi bập bềnh theo sóng. Khi sóng đưa thuyền “nổi” lên thì “nhớ”, còn khi sóng đưa thuyền “chìm” xuống thì lại “mong”! Câu thơ tác giả g

Bình bài thơ Nửa đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn (2)

Gambar
ĐỌC BÀI THƠ NỬA ĐỜI CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN Tôi biết Thanh Trắc Nguyễn Văn hơn 10 năm nay! Rồi gặp anh với 2 nhà thơ Trần Ngọc Hưởng và Thái Thanh Nguyên năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh. Lần gặp ấy, ba thi sĩ (hai nam, một nữ) đã để lại trong tôi ấn tượng không thể quên được, nhất là tác giả bài thơ NỬA ĐỜI này! Tôi không loanh quanh kể lại chuyện gặp gỡ xúc động ấy nhưng tôi muốn nhớ lại để chiêm nghiệm với bài thơ mà nhân vật tâm trữ tình chính là tác giả - nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn - một người đã cầm bút hơn 10 năm kể từ “Hoa sứ trắng” (tập thơ đầu tay xuất bản năm 1997)… Thanh Trắc Nguyễn Văn sinh năm 1962 là một nhà giáo yêu văn học (tôi khẳng định như thế vì biết anh đã góp mặt rất nhiều thi tuyển và từ 1997 đến nay đã cho ra mắt độc giả 4 tập thơ riêng) vừa tham gia dạy học và sáng tác thơ, văn đặc biệt thơ anh được chọn vào “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” (NXB Văn học, 2000). “Nửa đời” là bài thơ viết cho mình, mang tâm trạng như nhiều thi sĩ khác, viết để giải bày

Bình bài thơ Nửa đời của Thanh Trắc Nguyễn Văn (1)

Gambar
BÀI THƠ NỬA ĐỜI VÀ BỐN BI KỊCH LỚN CỦA CON NGƯỜI 1. Bi kịch thứ nhất: Bi kịch trong tình yêu Nửa đời Nhỏ lệ làm sông Thuyền yêu chèo mãi Vẫn không thấy bờ. Với giọng thơ lục bát nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vận dụng lối ngắt nhịp biến 2 câu thơ lục bát 6 - 8 thành 2 - 4 - 4 - 4 để tạo nên một âm điệu vừa trữ tình vừa khoắc khoải bi thương. Yêu như trong bài thơ thì làm sao giữ gìn hạnh phúc được? Yêu là phải có nghị lực vươn lên. Tôi nhớ một bài thơ khác cũng của Thanh Trắc Nguyễn Văn, đã có một ý thức và một cách xử lý trong tình yêu hoàn toàn khác hẳn: Cầm lên một trái khổ qua Khổ mà kêu khổ đúng là khổ thôi Yêu nhau leo núi vượt đồi Chia bùi xẻ đắng khổ rồi cũng qua! (Trái khổ qua – Thanh Trắc Nguyễn Văn) Bi kịch trong tình yêu chính là sự ủy mị, sướt mướt. Nước mắt chỉ làm người ta thương hại chứ không giữ được tình yêu. Khoảng những năm 1980 Liên Xô có bộ phim nổi tiếng Mat-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt. Nay qua bốn câu thơ đầu của bài thơ Nửa đời nên có thêm một thàn

Bình bài thơ Ghen của Thanh Trắc Nguyễn Văn (2)

Gambar
BÌNH BÀI THƠ GHEN CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN Một mối tình tan vỡ có rất nhiều nguyên do và chẳng nguyên do nào giống nguyên do nào. Ấy thế mới là tình yêu! Tình yêu đâu có sẵn một lối mòn, có chung một công thức? Ở bài thơ này, mối tình kia tan vỡ là do người con trai đã ghen – cái ghen bỏng lửa. Những câu thơ trĩu nặng nỗi niềm tiếc nuối, đớn đau và sám hối bởi một mối tình đã mất… Thể thơ lục bát quen thuộc, đề tài cũng không mới và thi liệu mang đậm chất truyền thống, song bài thơ đã gây ấn tượng và cuốn hút người đọc chính bởi tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ghen là một trạng thái sẵn có, thường trực và tiềm ẩn trong tình yêu. Chúng ta, những kẻ đã yêu và đang yêu, chắc cũng hơn một lần có cảm giác ấy. Và khi cơn ghen “bốc hỏa”, thì người trong cuộc không còn sáng suốt nữa: “Giận em đập nát câu thề”. Hai chữ “đập nát” cho thấy tính chất quyết liệt, sôi sục trong hành động. Thế rồi bao nhiêu thề bồi, hẹn ước bấy lâu đã tan tành. Vây quanh nhân vật trữ tình chỉ còn lại sóng gió, mây