#Cils #longs #nos #recettes #naturelles The post Cils plus longs : nos recettes naturelles appeared first on iMg. http://dlvr.it/SqJ8Mc
Bình bài thơ Tạm biệt Phong Nha của Thanh Trắc Nguyễn Văn
- Dapatkan link
- X
- Aplikasi Lainnya
ĐỌC TẠM BIỆT PHONG NHA CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN
Động Phong Nha là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam. Tôi cũng đã đến Phong Nha được hai lần nhưng đều là ban ngày. Tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn tỏ ra rất sắc sảo khi chọn cảnh đêm có trăng để đặc tả cảnh đẹp của động Phong Nha. Đối với tôi đó là điều khá bất ngờ và khá độc đáo!
“Quảng Bình có động Phong Nha
Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông”
Câu thơ rất tự nhiên và cảnh cũng rất đẹp. Trăng xuống ở đây không phải là trăng trên bầu trời rơi xuống mà là chính ánh trăng rọi rơi xuống mặt nước sông và nổi là đà theo sóng. Theo ý bài thơ thì có lẽ tác giả đang ngồi trên thuyền và sắp ra đi “tạm biệt Phong Nha”. Một cảnh chia ly thật nhiều cảm xúc. Cảm xúc như được nhân lên gấp bội theo các câu thơ:
“Người đi nổi nhớ, chìm mong
Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi”
Thuyền đưa người đi bập bềnh theo sóng. Khi sóng đưa thuyền “nổi” lên thì “nhớ”, còn khi sóng đưa thuyền “chìm” xuống thì lại “mong”! Câu thơ tác giả gởi lại cũng da diết không kém: “bồng bềnh trôi”, nghĩa là cũng có “mong” có “nhớ” trong đó! Bút pháp thơ tình của Thanh Trắc Nguyễn Văn thật lãng mạng và cũng thật là đa tình!
“Động Tiên tiên ở trên trời
Tôi theo níu vội rối bời sợi tơ
Kìa em Mái Tóc mộng mơ
Chàng Khổng Lồ ngó cứ vờ không quen…”
Đây có lẽ là đoạn thơ tác giả hồi tưởng khi vào thăm động Phong Nha. Những địa danh trong động Phong Nha như Động Tiên, Mái Tóc, Chàng Khổng Lồ,… đều được tác giả nhân cách hóa rất khéo và cài vào bài thơ một cách thật sinh động. “Em” chính là cảnh, cảnh cũng chính là người thiếu nữ đất Quảng Bình? Thơ tả cảnh nhưng thật ra tả tình, thơ tả tình thật ra để tả cảnh. Ảo và thật cứ hòa quyện vào nhau đúng như một người đi lạc vào “Động Tiên” vậy!
“Chén nồng cạn với đêm đen
Gió thu rạo rực cũng len lén về
Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em.”
Đây là đoạn thơ mà có rất nhiều bạn thích. Theo các bạn ấy thì câu thơ nghe thật sinh động và thật trữ tình, nhất là từ "gió thu rạo rực". Nhưng theo tôi lại nghĩ khác. Đồng ý là đoạn thơ này Thanh Trắc Nguyễn Văn đã viết được những câu thơ lục bát rất điêu luyện, nhuần nhuyễn khiến âm điệu nghe thật nhịp nhàng, ý tứ thật mới lạ, thật bay bổng. Song le “câu thề mà hứng từ sóng nước” lên rồi trao tặng cho “người đẹp” thì tôi e có vẻ ngẫu nhiên và không thật lòng! Nhưng xin cũng đừng trách Thanh Trắc Nguyễn Văn vội. Đó là bản chất của các nhà thơ. Họ luôn thường rất đa tình, đa sầu, đa cảm và cũng rất đa mang!
“Sông Son son sắt nào quên
Giọng hò xứ Quảng cứ chênh vênh sầu”
Đoạn thơ cuối đưa người đọc rời khỏi cảnh hồi tưởng để quay về cảnh đầu lúc chia ly. Sông Son theo tôi biết nước có màu xanh ngọc rất đẹp, nhưng ở đây tác giả muốn nói đến một ý khác: “son sắt”, nhằm để nói lên cái tình của người con gái Quảng Bình thủy chung như nhất. Hình tượng cuối bài thơ được trải dài và thật đẹp:
“Nụ cười em rải sông sâu
Trăm năm tôi vớt
Vẫn màu nhớ nhung…”
Tạm biệt Phong Nha là một bài thơ tình hay. Lời thơ thật trong sáng, thật dễ hiểu nhưng cũng rất trữ tình. Tác giả cố ý dùng nhiều từ lấp láy như: là đà, bồng bềnh, chênh vênh,… hoặc sử dụng tu từ điệp từ như: Động Tiên tiên ở trên trời (hai từ “tiên” liền nhau), Sông Son son sắt nào quên (hai từ “son” liền nhau) khiến các câu thơ trở nên giàu âm điệu và giàu hình ảnh một cách rất đặc sắc
(Giải nhất Bình thơ trong tháng tại trang web văn học Đất Đứng năm 2010)
Huỳnh Ngọc
-------------------------------------------------------------------------
TẠM BIỆT PHONG NHA
Quảng Bình có động Phong Nha
Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông
Người đi nổi nhớ, chìm mong
Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi.
Động Tiên tiên ở trên trời
Tôi theo níu vội rối bời sợi tơ
Kìa em Mái Tóc mộng mơ
Chàng Khổng Lồ ngó cứ vờ không quen…
Chén nồng cạn với đêm đen
Gió thu rạo rực cũng len lén về
Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em.
Sông Son son sắt nào quên
Giọng hò xứ Quảng cứ chênh vênh sầu
Nụ cười em rải sông sâu
Trăm năm tôi vớt
Vẫn màu nhớ nhung…
(Bài thơ đã đăng trên trang web văn học Quang Binh News tháng 6 năm 2010)
Thanh Trắc Nguyễn Văn
-------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: ảnh động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
- Dapatkan link
- X
- Aplikasi Lainnya
Postingan populer dari blog ini
Traditional Kerala house 2971 sq-ft
2971 square feet (276 Square Meter) (330 Square Yards) 3 bedroom modern house architecture. Design provided by Beacon Designers & Engineers, Thrissur, Kerala. Square feet details Ground floor : 1981.24 Sq. Ft(184.13 Sq M) First floor : 990 Sq. Ft(92 Sq M) Total :2971.24 Sq. Ft(276.14 Sq M) No of Floor : 2 No of Bed Room : 3 No of Bath Room : 4 Design Type : Traditional Facilities of this house
Dome house Arabic style architecture design
Dome roof Arabic style lusur house architecture rendering. Total area of this house is 7955 Square Feet (739 Square Meter) (884 Square Yards). Design provided by Dileep Maniyeri, Calicut, Kerala. Square feet details Ground floor area : 5840 Sq.Ft. First floor area : 2115 Sq.Ft. Total Area : 7955 Sq.Ft. No. of bedrooms : 8 Design style : Arabic style dome roof Facility details
Komentar
Posting Komentar